Cơ sở Ocean Park
097 925 3114
Cơ sở Smart City
097 925 3114
Văn phòng Hội sở
039 747 5123

Lý thuyết của Piaget về các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ nhỏ

Lý thuyết của Piaget về các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ nhỏ

foxstudy
2 Tháng 1, 2025
5 phút đọc

Jean Piaget (1896 – 1980) là nhà tâm lý học người Thụy Sĩ nổi tiếng với lý thuyết về sự phát triển nhận thức của trẻ em. Lý thuyết của ông về sự phát triển trí tuệ và nhận thức xuất bản năm 1936 vẫn được sử dụng tới ngày nay trong một vài nhánh nghiên cứu về giáo dục và tâm lý học. Lý thuyết của Piaget tập trung vào trẻ em – từ giai đoạn lọt lòng tới tuổi trưởng thành. Một cách tổng quát, lý thuyết khắc họa các giai đoạn phát triển khác nhau trên các mặt:

– Ngôn ngữ
– Đạo đức
– Trí nhớ
– Tư duy

Để phát triển lý thuyết của mình, Piaget đưa ra một vài giả thuyết:
– Trẻ em xây dựng hiểu biết của mình thông qua kinh nghiệm.
– Trẻ em tự học mọi thứ một mình mà không cần có tác động từ người đi trước.
– Trẻ em có động lực học tập một cách tự nhiên. Chúng không cần phần thưởng như một động lực thúc đẩy.

Theo Piaget, có tất cả 4 giai đoạn trong việc hình thành nhận thức:
– Giai đoạn cảm giác vận động (sensorimotor stage)
– Giai đoạn tiền thao tác (preoperational stage)
– Giai đoạn thao tác cụ thể (concrete operational stage)
– Giai đoạn thao tác hình thức (formal operational stage)

Bốn giai đoạn phát triển theo Piaget
Các giai đoạn phát triển nhận thức của Piaget được phân chia theo độ tuổi với các cột mốc được đánh dấu bằng các đặc điểm quan trọng của tiến trình suy nghĩ.

Piaget sử dụng nhiều thuật ngữ trong lý thuyết của mình để giải thích sự phát triển nhận thức và cách nhận thức hình thành trong các giai đoạn khác nhau.

Cấu trúc sơ khai (Schema): là thuật ngữ Piaget dùng để biểu đạt các khối kiến thức. Bạn có thể nghĩ về cấu trúc này như những thẻ đánh dấu (index card) bên trong bộ não. Mỗi một thẻ sẽ hướng dẫn bộ não tương tác lại như thế nào với kiến thức mới và tình huống mới.

Ví dụ một người vào cửa hàng tạp hóa để mua sữa. Trong bối cảnh này, cấu trúc sơ khai là các mẫu hành động đã được bộ não ghi lại để giúp người đó thao tác và đạt được mục đích. Người đó nhớ cách di chuyển qua các kệ hàng, tới kệ sữa, chọn loại sữa yêu thích và thanh toán tại quầy. Bất kể khi nào người ấy muốn mua sữa, kịch bản riêng biệt đó (chính là cấu trúc sơ khai) sẽ được bộ não gọi ra từ trí nhớ.

Những thuật ngữ quan trọng khác:
Đồng hóa ( Assimilation): sử dụng một cấu trúc sơ khai đã tồn tại để áp dụng vào một tình huống mới.
Điều tiết (Accommodation): Thay đổi cách tiếp cận nếu cấu trúc sơ khai cũ không hoạt động.
Cân bằng (Equilibration): động lực thúc đẩy sự phát triển. Piaget không cho rằng sự phát triển đi lên một cách ổn định, thay vào đó nó có thể có những bước nhảy vọt.

Cha mẹ và giáo viên sử dụng lý thuyết về cấu trúc sơ khai như thế nào?
Cha mẹ và thầy cô có thể giúp trẻ xây dựng các cấu trúc sơ khai đa dạng để thúc đẩy khả năng học hỏi của trẻ qua các giai đoạn. Điều này có thể đạt được bằng cách tạo cho trẻ nhiều cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Trải nghiệm đa dạng các bài học thông qua thực hành từ thủa bé giúp trẻ dễ dàng mở rộng kinh nghiệm sau này và áp dụng chúng vào những tình huống mới.

Câu hỏi đặt ra là, làm sao có thể áp dụng chính xác lý thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức của Piaget vào các hoạt động giáo dục? Về bản chất, ta phải nhận ra được trẻ đang ở giai đoạn phát triển nào và cần làm gì tại giai đoạn đó.

Thầy cô và cha mẹ có thể giúp trẻ trải nghiệm, thực hành và khám phá thế giới xung quanh theo nhiều cách khác nhau. Tất cả những trải nghiệm này giúp trẻ thu nhận và thấu hiểu các khái niệm một cách chủ động vì trẻ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động.

Với trẻ em ở lứa tuổi mầm non, lý thuyết của Piaget gắn liền với hoạt động chơi mà học hoặc các hoạt động ở đó trẻ có thể thử sai và học hỏi từ lỗi sai đó.

Các hoạt động điển hình:
– Tạo lập các môi trường để trẻ có thể học hỏi từ việc thử – sai. Tập trung vào quá trình trẻ học hỏi thay vì kết quả cuối cùng.
– Minh họa các ý tưởng và khái niệm khác nhau một cách sống động cho trẻ
– Sử dụng các ví dụ thực tế để giúp trẻ hiểu các ý tưởng phức tạp
– Cho trẻ cơ hội tập hợp và phân loại thông tin. Liệt kê và phân cấp thông tin là một cách làm tốt giúp trẻ biết cách tạo dựng ý tưởng mới từ kiến thức đã biết.
– Cho trẻ làm quen với các vấn đề đòi hỏi khả năng phân tích và tư duy logic.

Hoạt động cho trẻ theo các giai đoạn phát triển:
Giai đoạn cảm giác vận động
– Sử dụng đồ vật trong các trò chơi
– Kết nối trò chơi với sự vận động của 5 giác quan
– Thiết lập các thói quen cho trẻ.

Giai đoạn tiền thao tác
– Trong giai đoạn này trẻ em có thể học một cách tốt nhất thông qua thực hành. Hãy để cho trẻ chủ động tương tác với đa dạng các sự vật xung quanh, bao gồm cả con người, sách vở, đồ vật,…
– Đặt câu hỏi cho trẻ về các hoạt động thường ngày và để trẻ tự phát triển ý tưởng cho câu trả lời
– Giới thiệu cho trẻ những sự vật mới đồng thời khuyến khích trẻ đặt câu hỏi về những sự vật đó

Giai đoạn thao tác cụ thể
– Giúp trẻ tạo dựng các mô hình 3 chiều, các thí nghiệm khoa học,.. để minh hoah các khái niệm trừu tượng
– Sử dụng các câu đố để giúp trẻ nâng cao tư duy phân tích
– Tập trung vào các hỏi mang tính gợi mở

Giai đoạn thao tác hình thức:
– Giải thích từng bước một cho trẻ về các khái niệm
– Khám phá các tình huống giả định. Có thể liên hệ các tình huống này với các sự kiện đang diễn ra hoặc với các vấn đề xã hội
– Mở rộng khái niệm ngay khi có thể. Ví dụ, khi trò chuyện với trẻ về chiến tranh Việt Nam, hãy đề cập tới những vấn đề khác là nguyên nhân chia cắt đất nước thành hai miền.

Các chỉ trích lý thuyết của Piaget
Có một vài phê phán về lý thuyết phát triển của Piaget. Cụ thể, các nhà nghiên cứu trong thập niên 60 và 70 cho rằng Piaget đã đánh giá thấp năng lực của trẻ vì sử dụng các thuật ngữ mơ hồ và các nhiệm vụ khó trong quan sát của mình. Trong các nghiên cứu khác, trẻ em hoàn toàn có thể chứng minh được hiểu biết của chúng về các khái niệm cụ thể khi được hỏi bằng một cách đơn giản hơn.

Lý thuyết của Piaget cũng cho rằng nỗ lực dạy trẻ em các khái niệm phức tạp sẽ không thành công. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, trẻ em vẫn có khả năng học các khái niệm và ý tưởng phức tạp, thậm chí chỉ với một vài hướng dẫn vắn tắt. Trẻ em dường như có năng thích nghi và xuất sắc hơn những gì Piaget nghĩ.

Để xây dựng lý thuyết của mình, Piaget chủ yếu quan sát các trẻ em da trắng từ các gia đình trung lưu tại các nước phát triển. Kết quả là, những khám phá của Piaget có thể bị thiên lệch và không thể áp dụng trực tiếp với các nhóm xã hội khác, tại các quốc gia khác.

Piaget và Vygotsky
Lev Vygotsky phát triển lý thuyết của ông về sự phát triển của trẻ em cùng thời với Piaget. Tương tự như Piaget, Vygotsky tin rằng trẻ em phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên Vygotsky lại cho rằng học tập và phát triển gắn liên với văn hóa và các tương tác xã hội, khi trẻ em học thông qua những thứ chúng tiếp xúc, trong khi Piaget lại cho rằng trẻ em học phần lớn thông qua thực hành.
.

Piaget và Montessori
Maria Montessori chia sẻ nhiều quan điểm với Piaget, một trong số đó là cách mà trẻ phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Lý thuyết của hai người tương đồng cho cho tới khi trẻ 3 tuổi. Tại trường mầm non, các lớp học theo lý thuyết Montessori tập trung nhiều vào trẻ em, trong khi các lớp học theo lý thuyết của Piaget hướng nhiều hơn tới vai trò của giáo viên trong việc định hướng các hoạt động của trẻ.

Tóm lược:
Lý thuyết của Jean Piaget giúp chúng ta hiểu bằng cách nào khả năng nhận thức của trẻ em phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Ngày nay quan điểm của ông vẫn được tin tưởng và áp dụng tại nhiều cơ sở giáo dục từ mầm non tới trung học. Thấu hiểu các giai đoạn phát triển khác nhau giúp bạn hiểu con mình hơn và có thể hỗ trợ chúng một cách tốt nhất trong quá trình học hỏi.

Chia sẻ bài viết:

Đã sao chép

Mọi người cũng xem

Xem tất cả
Giáo dục 5 phút đọc

Rèn kỹ năng đọc hiểu cho trẻ tiểu học

Tiểu học là lúc các con học để biết cách học, đặc biệt sử dụng ngôn ngữ để đọc, giao tiếp (nghe – nói) và viết ở mức cơ bản. Bên cạnh đó các con cần hình thành một số thao tác tư duy logic, vận dụng một số khái niệm cơ bản và phạm […]
Sự Kiện Sắp Diễn Ra 5 phút đọc

Khởi động trại hè bán trú Fox Study 2025

Với 3 mùa tổ chức thành công, năm thứ 4 Fox Study tiếp tục mang đến môi trường học tập, rèn luyện và phát triển kỹ năng cho học sinh từ 5-15 tuổi. Chương trình tổ chức theo hình thức Bán trú, từ 8h tới 17h các ngày thứ 2 tới thứ 6 trong tuần. […]
Sự Kiện Sắp Diễn Ra 5 phút đọc

Ôn thi Học kỳ 2 năm học 2024-2025

Ôn Thi Học Kì 2 Cùng Fox🌟 Nhằm giúp các con chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra học kỳ 2, Fox mở các lớp ôn tập hai môn Tiếng Anh và Toán. Thầy cô sẽ đồng hành cùng con ôn tập hiệu quả, củng cố kiến thức và rèn kỹ năng làm bài […]
Giáo dục 5 phút đọc

Dạy đặt câu hỏi thế nào?

  1. Tại sao phải dạy cách đặt câu hỏi:       a. Dạy cổ điển là đọc hộ và viết hộ người học. Người dạy lấy một cuốn sách, đọc, cố gắng tóm lược điểm chính, yêu cầu người học học thuộc các điểm này và nhắc lại. Thực ra là nhồi sọ […]
Sự Kiện Sắp Diễn Ra 5 phút đọc

Thi Thử Chứng Chỉ Cambridge lần 2 năm học 2024 – 2025

– Hình thức thi: Offline – Thời gian thi: Chủ nhật ngày 19/01/2025 – Địa điểm: Cơ sở Ocean Park: Chân đế tầng 1, S2.10 (đối diện sân bóng rổ) Cơ sở Smart City: Cân đế tầng 1, S2.01 – Các con cần chuẩn bị: Cặp của Fox + bút viết + bút chì/sáp màu